Cân cơ và cân điện tử khác nhau thế nào? Nên chọn loại nào cho nhà máy?

So sánh nhanh cân cơ và cân điện tử theo độ chính xác, tính năng và ứng dụng. Gợi ý chọn loại phù hợp cho nhà máy sản xuất và phòng QA/QC

1. Giới thiệu

Cân là thiết bị đo khối lượng không thể thiếu trong sản xuất, kiểm định chất lượng và phòng lab. Tuy nhiên, lựa chọn giữa cân cơcân điện tử khiến nhiều doanh nghiệp phân vân. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 loại cân và đưa ra gợi ý lựa chọn phù hợp cho nhà máy.

2. So sánh cân cơ và cân điện tử

Tiêu chíCân cơCân điện tử
Nguyên lý hoạt độngDựa trên cơ học (lò xo, đòn bẩy)Cảm biến lực (loadcell) và vi mạch xử lý
Hiển thịKim hoặc số cơ họcMàn hình LCD hoặc LED
Độ chính xácThấp hơn, dễ sai số nếu mòn hoặc lệchCao, sai số nhỏ hơn ±0.01g
Tính năng mở rộngGần như không cóTích hợp in tem, trừ bì, đếm số lượng, kết nối máy tính
Giá thànhRẻ hơn, bềnCao hơn tùy loại, cần bảo trì
Ứng dụngCân đơn giản, không yêu cầu độ chính xác caoSản xuất GMP, QC, Lab, đóng gói tự động

 

3. Khi nào nên chọn cân cơ?

Phù hợp khi:

  • Cần đo nhanh khối lượng tương đối.

  • Môi trường nhiều bụi, rung, không có nguồn điện.

  • Ngân sách hạn chế hoặc không yêu cầu tính năng điện tử.

Ví dụ ứng dụng:

  • Cân nông sản tại chợ.

  • Cân bao bì thủ công trong xưởng nhỏ.

4. Khi nào nên chọn cân điện tử?

Phù hợp khi:

  • Cần độ chính xác cao, có yêu cầu truy xuất kết quả.

  • Dùng trong môi trường sản xuất tiêu chuẩn GMP, ISO 9001.

  • Cần lưu kết quả, in phiếu, kết nối dữ liệu.

Ví dụ ứng dụng:

  • Phòng QC, R&D.

  • Dây chuyền đóng gói sản phẩm.

  • Cân kiểm tra cuối line sản xuất.

 

Đừng quên hiệu chuẩn!

Dù dùng cân cơ hay cân điện tử, hiệu chuẩn định kỳ là yếu tố bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn duy trì độ tin cậy và đáp ứng kiểm tra ISO, GMP.
Xem thêm: 👉 Dịch vụ hiệu chuẩn cân điện tử – GTECH 

#hiệu chuẩn cân điện tử, #so sánh thiết bị đo, #thiết bị đo lường, #cân cơ, #cân điện tử